Những điều cần biết về cây Tùng la hán

Những điều cần biết về cây tùng la hánCây Tùng la hán loại cây cảnh có nguồn gốc từ nước ngoài rất được người Việt Nam yêu thích. Chúng được tạo dáng thành cây đô thị hay Tùng la hán bonsai đẹp mắt. Được dùng để trang trí sân vườn, khuôn viên, biệt thự các resort cao cấp, đền chùa. Không chỉ có hình thức đẹp mắt, Tùng la hán còn có nhiều ý nghĩa tốt đẹp về phong thủy.
Loại cây cảnh này có có những tên gọi khác là la hán tùng, vạn niên tùng, thông tre lá to. Chúng có nguồn gốc từ Nhật BảnTrung Quốc. Đây là một trong những loại cây cảnh được giới chơi cây cảnh đặc biệt yêu thích.

Đặc điểm của cây Tùng la hán

Tùng la hán là cây thân gỗ lớn, cành nhiều nhánh, mọc ngang hay rủ xuống. Nếu mọc tự  nhiên, Tùng la hán có thể cao tới hơn 9m. Lá Tùng la hán hẹp, dài, dạng lá kim, có cuống ngắn, lá cứng và xanh bóng, mọc cách dạng ốc xoắn.
Hoa của Tùng la hán hình cọc có sợi màu trắng đục. Hoa của cây cái có đài hoa to, bên dưới có bốn cái vảy dạng tuyến. Hoa nở vào tháng 6. Quả hình cầu tròn màu xanh. Quả hình dáng giống như pho tượng La Hán, nên người ta gọi loại cây này là Tùng la hán.
Cây Tùng la hán sinh trưởng ở những vùng núi cao, khô cằn, có sức sống bền vững. Tuổi thọ của cây rất cao, có thể phát triển được ở những vùng đất khắc nghiệt, chịu được phong ba bão táp, gió sương.
Cây Tùng la hán

Tại sao giới chơi cây cảnh yêu thích cây Tùng la hán?

– Cây quý hiếm
Thời xưa, cây Tùng la hán được xem là loại cây quý hiếm, cây chỉ được dùng để bày trí trong sân vườn của các bậc đế vương, quý tộc. Cây có giá trị lớn nên hầu như những người lao động thông thường không có điều kiện để mua.
– Dáng đẹp
Cây Tùng la hán có dáng đẹp, cổ xưa, phong nhã, chỉ cần nhìn thôi cũng thấy rất thu hút. Vỏ cây xù xì, thường có dáng tự nhiên hoặc tạo dáng thành những kiểu đẹp mắt và có ý nghĩa. Lá cây Tùng la hán xanh quanh năm, kể cả mùa đông giá lạnh. Lá cây rất ít khi rụng nên cây luôn xanh tốt và bắt mắt.
– Mang nhiều ý nghĩa phong thủy
Tùng la hán không chỉ đẹp mà còn có nhiều ý nghĩa về phong thủy, những ý nghĩa này được truyền từ đời xưa đến nay. Người ta dựa vào đặc tính tự nhiên của cây mà nói lên cốt cách và ý nghĩa của chúng.

Ý nghĩa phong thủy của Tùng La Hán

– Trường thọ: Cây Tùng la hán có tuổi thọ cao, có thể sống ngàn năm tuổ,i cho nên đây là loại cây tượng trưng cho sự trường thọ giống như cây đa, cây đề vậy. Người ta bày cây Tùng la hán trong sân vườn với ý nghĩa đầu tiên là cầu sức khỏe và trường thọ. Thế nên, người ta thường chọn cây Tùng la hán để tặng những dịp mừng thọ với ý nghĩa là cầu sức khỏe cho người được tặng quà.
– Mang lại may mắn, bình an: Người xưa cho rằng, Tùng la hán là loài cây có linh khí, có khả năng cản gió độc, trừ tà. Thế nên, người nào sở hữu Tùng la hán là giống như có được tấm bùa hộ mệnh, bảo vệ bản thân và gia đình khỏi những khí xâu xâm nhập, mang lại bình an và may mắn cho cả nhà.
Quả của loại cây này trông tựa như một bức tượng la hán, là vị phật bảo trợ cho sự bình an. Thế nên, cây Tùng la hán được coi như một vị phật sống, có nghĩa bảo vệ cho gia chủ và mang đến những điều bình an cho gia đình.
tùng la hán
Đôi long Tùng la hán

Các kiểu Tùng La Hán chơi cảnh

– Tùng la hán bonsai: Tùng la hán là loại cây cảnh rất được ưa chuộng trồng, chăm sóc và tạo dáng thành bonsai. Nếu để ý những loại bonsai có nguồn gốc của Nhật Bản thường chiếm khá nhiều là Tùng la hán. Người ta trồng Tùng la hán từ hạt rồi chăm bẵm, nuôi nấng và uốn, tạo dáng thành những thế đẹp mắt.
Bonsai Tùng la hán có nhiều loại, kích cỡ khác nhau, tạo dáng khác nhau. Nhưng điểm chung là vẻ phong trần, cuốn hút của loại cây này. Cây được tạo thành các dáng như: Thác đổ, dáng trực, dáng hoành, dáng long… với những ý nghĩa riêng.
– Làm cây cảnh sân vườn: Tùng la hán cũng là cây cảnh không thể thiếu cho các sân vườn kiểu Nhật hay phong cách cổ điển. Chúng được trồng trong các khuôn viên, sân vườn, tiểu cảnh. Dáng đủ loại với những thế dáng tự nhiên, làm đẹp cho khu vườn.
Đây cũng là loại cây xanh thường thấy nhất tại các sân đình, chùa, miếu. Chúng được trồng trong các chậu lớn hoặc trồng trong khuôn viên của chùa. Tùng la hán là loại cây mang linh khí đặc biệt nên rất được coi trọng khi đặt ở vị trí này.
– Cây xanh đô thị: Tùng la hán cỡ lớn còn được dùng làm cây xanh đô thị. Bày tại các đoạn đường quan trọng để trang trí, làm đẹp đường phố hoặc bày tại các tiền sảnh lớn. Trồng ở sân vườn các khuôn viên khách sạn cao cấp, khu resort, khu nghỉ dưỡng. Loại cây xanh này mang đến không gian đẹp, quý phái cho khuôn viên trưng bày.

Cách trồng cây Tùng La Hán

Tùy theo mục đích trồng cây Tùng la hán mà người ta có thể chọn cách trồng khác nhau. Thông thường có 2 cách như sau:
– Trồng bằng hạt: Tại các vườn ươm, cách phổ biến nhất để trồng Tùng la hán là trồng bằng hạt. Hạt Tùng la hán được lựa chọn kỹ lưỡng và ươm vào đất. Họ ươm cây để chăm sóc thành cây cảnh cỡ lớn làm hàng hóa. Những nghệ nhân bonsai cũng chọn cách này để tạo tác phẩm bonsai từ cây. Cây  con được chăm sóc, tưới tắm và uốn nắn, tạo dáng theo ý muốn và ý tưởng của người nghệ nhân.
Để trồng Tùng la hán bằng cách này bạn cần chọn quả già hẳn. Gieo toàn bộ hạt trên khay đất ẩm rồi để ở vị trí râm mát. Chú ý tưới nước để giữ ẩm, hạt sẽ nảy mầm và phát triển thành cây con. Khi cây đã lên được khoảng 8 – 9cm thì có thể đánh cây để trồng trong bầu riêng. Thời điểm ươm hạt tốt nhất là vào mùa xuân.
– Giâm cành: Đây là phương pháp nhân giống khá đặc biệt của loại cây này, bạn chỉ cần chọn cành tùng bánh tẻ, cắt đoạn dài 16 – 21cm. Nên dùng thêm thuốc kích thích mọc rễ với phương pháp này. Sau đó cắm cành vào bầu đất ẩm, đặt cây trong bóng râm 32 – 48 ngày, sau đó có thể đưa ra nắng. Khi cây được 70cm trở lên mới đem trồng xuống đất.
Những điều cần biết về cây tùng la hán

Những điều cần biết về cây tùng la hán

– Trồng bằng cây con: Những người yêu cây cảnh thường chọn cây Tùng la hán con để trồng và tạo dáng thành tác phẩm như ý muốn. Hoặc đơn giản là trồng cây con trong vườn để cây phát triển một cách tự nhiên. Bởi cây Tùng la hán mọc tự nhiên với dáng dấp phong trần cũng đã đủ cuốn hút rồi.

Cách chăm sóc cây Tùng La Hán

– Ánh sáng: Tùng la hán là cây ưa ánh sáng, thích cường độ ánh sáng mạnh. Tuy nhiên cây vẫn thích nghi được với môi trường bóng râm. Do đó, chúng được dùng làm cây cảnh trang trí ở các tiền sảnh lớn. Sống trong  môi trường tự nhiên, cây thích nghi với nguồn ánh biên độ lớn, phát triển tốt, dáng dấp phong trần. Còn nếu sống trong môi trường bóng râm quá nhiều thì cây dễ bị yếu cành, lá không được xanh tốt, tán thưa. Nếu để chậu cây Tùng la hán trong nhà nên cho cây ra phơi nắng mỗi tuần 2 – 3 lần để cây quang hợp, giữ màu xanh cho lá.
– Nhiệt độ: Tùng la hán có thể chịu được khí hậu khắc nghiệt, có nghĩa là chịu lạnh và chịu nóng tốt. Nhưng thông thường, cây ưa nhiệt độ ấm hơn. Loại cây này thích hợp với nhiệt độ nóng ẩm từ 19 – 26oC. Vào mùa đông cây thường cằn cỗi hơn nhưng vẫn phát triển được. Đây là loại cây có sức sống rất bền.
– Độ ẩm: Cây Tùng la hán chịu hạn tốt nhưng không có nghĩa là không cần tưới nước cho cây, tùy kích cỡ của từng cây mà người trồng nên ước lượng lượng nước tưới trong tuần. Không nhất thiết ngày nào cũng phải tưới nước nhưng vẫn cần cung cấp đủ độ ẩm cần thiết cho cây, như thế lá cây mới xanh bóng, không bị rụng, nhất là mùa đông cần lưu ý cung cấp nước thường xuyên nhưng không cần quá nhiều, tránh tưới thừa nước là úng rễ cây.
– Đất trồng: Tùng la hán thích hợp với những loại đất có thành phần cơ giới nhẹ, nhiều người khi trồng Tùng La Hán thường lấy đất bùn dưới ao rồi phơi khô, đập nhỏ để trồng, chọn đất tơi một chút, khi cây đã cứng cáp thì tưới nước vừa phải, tránh tưới quá nhiều nước. Không nên để đất quá khô nhưng cũng tránh quá ẩm.
– Bón phân: Với từng kiểu cây, bạn cần có cách bón phân hợp lý, nhất là cây cảnh trong nhà bonsai thì cần phải có định lượng bón phân vừa phải, tránh bón quá nhiều khiến cây phát triển nhanh, phá dáng. Cây Tùng la hán thích nghi tốt ở môi trường cằn cỗi, khắc nghiệt, thế nên dáng cân phong sương và cuốn hút.
Những điều cần biết về cây tùng la hán
Chăm sóc Tùng la hán
Khi bón phân cần chú ý: Nên chủ yếu là bón phân đạm, bón làm nhiều lần trong năm, không nên bón quá nhiều phân một lúc. Chú ý đất khi chuyển chậu cũng cần phải đảm bảo dinh dưỡng hợp lý, tốt nhất nên chọn đất trộn với phân hữu cơ đã hoai mục, với tỉ lệ 21-32% phân hữu cơ, 33% vỏ trấu, 39-48% xơ dừa.
Trên đây Tư Tùng vừa nêu ra Những điều cần biết về cây tùng la hán để Quý khách hàng tham khảo.

Địa chỉ mua cây Tùng la hán đẹp?

Để mua Tùng la hán, một địa chỉ bạn không nên bỏ qua là làng cây Nam Định, đất tổ của làng nghề cây cảnh Việt Nam có truyền thống hơn 800 năm. Đây là cái nôi của cây cảnh, cung cấp Tùng la hán, sanh Nam điền, cây cảnh khác đủ loại.
Tùng la hán là một trong những sản phẩm nổi bật của làng cây Nam Định. Làng cây nổi tiếng với những nhà vườn trồng cây cảnh tiền tỷ, đặc biệt nhất ở đó là cây Tùng la hán, sanh Nam Điền thuộc loại đắt nhất nước.
Tư Tùng chuyên bán Tùng la hán, sanh Nam điền, cây cảnh khác,…đa dạng về kích thước, dáng thế và giá cây tại làng cây Nam Định. Rất hân hạnh được phục vụ Quý khách!

Địa chỉ: Vị khê, Điền Xá – Nam Trực – Nam Định

Liên hệ/Zalo: 0989.315.266

Gmail : tutungcaycanh@gmail.com

Facebook: Tư Tùng

Youtube: Tư Tùng

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *