Chăm sóc cây tùng la hán

tùng la hán

Cây Tùng la hán là cây cảnh được rất nhiều người yêu thích, không chỉ về vẻ đẹp của nó Tùng la hán còn mang nhiều ý nghĩa về phong thủy. Trong bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn cách trồng và chăm sóc cây Tùng la hán trong vườn để bạn cùng tham khảo nhé!

Hướng dẫn trồng và chăm sóc cây tùng la hán trong vườn đơn giản

>>Xem thêm: Cây tùng la hán

tùng la hán

Tùng la hán

Tùng la hán là giống cây có tốc độ sinh trưởng khá nhanh, rất phù hợp với khí hậu ẩm và mát mẻ. Cây có thể chịu được các điều kiện khắc nghiệt và rất ít bị sâu bệnh gây hại.
Có thể nhân giống cây bằng phương pháp giâm cành hoặc chiết cành.
Nên trồng cây tùng la hán vào khoảng tháng 2 đến tháng 3 hàng năm.
Có thể trồng bằng nhiều kỹ thuật trồng khác nhau để trồng cây tùng la hán nhưng phổ biến nhất là trồng cây trong các chậu kiểng trong các công trình hoặc trồng cây theo kiểu bonsai.
Mặc dù cây có thể trồng ở nhiều loại đất khác nhau nhưng để cây có thể phát triển tốt nhất thì nên trồng cây bằng đất thịt, màu mỡ, có độ tơi xốp, giàu chất dinh dưỡng và đảm bảo khả năng thoát nước tốt.
Chú ý việc bón thêm phân cho cây như trộn đất cùng một ít phân chuồng để bón lót hoặc có thể cho thêm một ít xơ dừa, mùn đất để đảm bảo việc thoát nước giúp cây tránh bị ngập úng.
Nên bón phân có hàm lượng nitơ cao. Khi bón thì chia thành nhiều lần với hàm lượng nhỏ do cây có đặc tính khá mẫn cảm với phân bón nên cần phải cẩn thận và làm theo quy trình.
Cây tùng la hán là giống cây ưa sáng, thích cường độ ánh sáng mạnh. Ngoài ra cây vẫn thích nghi được với điều kiện bóng râm nhưng thường cây sẽ bị yếu cành nên để cây tiếp xúc với ánh nắng nhiều nhất có thể để giúp cây quang hợp và cành nhánh cứng cáp hơn.
Là loài cây không yêu cầu lượng nước quá nhiều nhưng cần đảm bảo tưới tiêu hợp lý. Tránh tình trạng tưới nước quá nhiều khiến cây bị thối rễ mà chết. Có thể tưới phun sương vào lá sau đó dùng khăn lau đi cũng có khả năng làm sạch lá cũng như tăng khả năng quang hợp cho lá.
Để cây có tầng lá dày và xếp sát nhau thì nên tạo được gió cho cây.
Thường xuyên quan sát cây để có thể phát hiện các bệnh và xử lý kịp thời. Nếu cây bị héo lá, khô cành thì lập tức cắt bỏ đi. Nếu do sâu bệnh gây hại thì có thể cắt tỉa hoặc phun thuốc trừ sâu bệnh.
Để có được một cây tùng la hán đẹp thì có thể tự uốn và tạo thế cây phong thủy cho riêng mình. Một số dáng cây tùng la hán đẹp có thể nói đến như: cây tùng la hán dáng trực, dáng huyền, dáng thác đổ… Nhưng để uốn được thì cần có sự khéo tay và yêu cầu kỹ thuật khá cao.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *